KIỂM ĐỊNH NỒI HƠI :
1/ Tổng quan về nồi hơi
Nồi hơi là thiết bị sử dụng nhiên liệu như là than củi, giấy vụn, trấu, dầu DO để đun sôi nước và tạo ra hơi nước bão hòa có nhiệt độ cao để phục vụ cho nghành nghề như ủi trong nghành may, sấy nông sản, gỗ, thanh trùng trong ngành chế biến thực phẩm… tùy theo nhu cầu sử dụng cụ thể mà người ta sử dụng nồi hơi có công suất khác nhau, nhiên liệu đốt khác nhau.
2/ Các loại nồi hơi cần phải kiểm định :
Nồi hơi ống lò ống lửa.
Nồi hơi ống nước.
Nồi hơi tầng sôi.
Nồi hơi đốt điện trở.
3/ Vì sao phải kiểm định nồi hơi
Lò hơi là thiết bị sinh ra hơi nước bão hòa với áp suất và nhiệt độ cao nên rất nguy hiểm cho người sử dụng nếu vận hành không đúng quy trình kỹ thuật hoặc không được kiểm định để phát hiện các khuyết tật, sự cố trong quá trình sử dụng, mối nguy cơ này có thể dẫn đến nổ lò.
Các sự cố thường do các tạp chất có trong nguồn nước cấp vào lò không được qua xử lý hoặc xử lý không triệt để, lâu ngày chúng tạo nên những cáu cặn bám và ăn mòn bề mặt kim loại. Hoặc cáu cặn bám vào các thiết bị an toàn gây hư hỏng có thể dẫn đến các nguy hiểm nổ lò.
4/ Cách phòng chống cháy nổ lò hơi
Lắp đặt hệ thống xử lý nước trước khi đưa vào lò, đặc biệt là phải khử sạch các ion kim loại nặng như Ca2+ Mg2+ Vì những ion kim loại này khi đun ở nhiệt độ cao sẽ gây ra kết tủa bám vào thành ống, gây ra hiện tượng tắc ống.
Thường xuyên kiểm tra chức năng của các thiết bị an toàn gắn trên lò hơi.
Kiểm tra và bảo dưỡng theo đúng quy trình của nhà chế tạo.
Điều quan trọng nhất không thể thiếu đó là việc kiểm định nồi hơi định kỳ để đánh giá các mối nguy hiểm có thể xảy ra đối với lò.
Thực hiện tốt các kiến nghị do tổ chức kiểm định yêu cầu.
5/ Tiêu chuẩn kiểm định nồi hơi
TCVN 7704: 2007 – Nồi hơi – Yêu cầu kỹ thuật an toàn về thiết kế, kết cấu, chế tạo, lắp đặt, sử dụng và sửa chữa;
TCVN 6413:1998 (ISO 5730:1992) – Nồi hơi cố định ống lò ống lửa cấu tạo hàn (trừ nồi hơi ống nước);
TCVN 9385:2012 – Chống sét cho công trình xây dựng – Hướng dẫn thiết kế, kiểm tra và bảo trì hệ thống;
TCVN 6008-2010 – Thiết bị áp lực – Mối hàn . Yêu cầu kỹ thuật và phương pháp kiểm tra;
TCVN 9358 : 2012 – Lắp đặt hệ thống nối đất thiết bị cho các công trình công nghiệp – Yêu cầu chung.
QCVN 01:2008 – BLĐTBXH – Quy chuẩn kỹ thuật quốc gia về an toàn lao động nồi hơi và bình chịu áp lực;
Nếu quy chuẩn quốc gia hay tiêu chuẩn Việt Nam viễn dẩn trong quy trình kiểm định nồi hơi có sự thay đổi thì bắt buộc chúng ta phải áp dụng theo quy chuẩn, tiêu chuẩn mới nhất.
Việc kiểm định các chỉ tiêu về kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng có thể áp dụng theo tiêu chuẩn khác khi có đề nghị của cơ sở sử dụng, chế tạo với điều kiện tiêu chuẩn đó phải có các chỉ tiêu kỹ thuật về an toàn bằng hoặc cao hơn so với các chỉ tiêu quy định trong các tiêu chuẩn quốc gia được viện dẫn trong quy trình này.
6/ Thời hạn kiểm định nồi hơi
Đối với nồi hơi mới xuất xưởng kiểm định lần đầu thì thờ i hạn kiểm định không quá 2 năm.
Đối với nồi hơi sử dụng trên 10 năm thì hạn còn 1 năm.
Tuy nhiên thời hạn kiểm định còn phụ thuộc vào công tác bảo trì bảo dưỡng định kỳ và tình trạng hoạt động của nồi.
7/ Quy trình kiểm định nồi hơi
Kiểm tra hồ sơ, lý lịch thiết bị;
Kiểm tra kỹ thuật bên ngoài, bên trong;
Kiểm tra kỹ thuật thử nghiệm;
Kiểm tra vận hành;
Xử lý kết quả kiểm định.
Các bước kiểm tra tiếp theo chỉ được tiến hành khi kết quả kiểm tra ở bước trước đó đạt yêu cầu. Tất cả các kết quả kiểm tra của từng bước phải được ghi chép đầy đủ vào bản ghi chép hiện trường theo mẫu qui định tại Phụ lục 01 và lưu lại đầy đủ tại tổ chức kiểm định.
Lưu ý: Quy trình kiểm định kỹ thuật an toàn này áp dụng để kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu, kỹ thuật an toàn định kỳ và kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường đối với các loại nồi hơi có áp suất làm việc của hơi lớn hơn 0,7 bar, nồi đun nước nóng có nhiệt độ của nước lớn hơn 1150C thuộc Danh mục các loại máy, thiết bị, vật tư có yêu cầu nghiêm ngặt về an toàn lao động do Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội ban hành.
8/ Quy trình kiểm định này không đáp ứng cho loại nồi hơi sau đây
Nồi hơi có áp suất lớn hơn 0,7 bar nhưng dung tích chứa hơi và nước không quá 25 lít và tích số giữa dung tích (tính bằng lít) và áp suất (tính bằng bar) không quá 200;
Nồi hơi đốt bằng năng lượng hạt nhân;
Bình bốc hơi mà nguồn nhiệt là hơi nước từ nơi khác đưa tới;
Nồi hơi đốt bằng năng lượng mặt trời;
Nồi hơi đốt bằng năng lượng điện;
Các nồi hơi đặt trên tàu hỏa, tàu thủy và các phương tiện vận tải khác.
9/ Kiểm định nồi hơi (lò hơi) khi nào?
Kiểm định kỹ thuật an toàn lần đầu: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quôc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn sau khi lắp đặt, trước khi đưa vào sử dụng lần đầu.
Kiểm định kỹ thuật an toàn định kỳ: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn khi hết thời han của lần kiểm đinh trước.
Kiểm định kỹ thuật an toàn bất thường: Là hoạt động đánh giá tình trạng kỹ thuật an toàn nồi hơi, nồi đun nước nóng theo các quy chuẩn kỹ thuật quốc gia, tiêu chuẩn kỹ thuật an toàn:
+ Khi sử dụng lại các nồi hơi và nồi đun nước nóng đã nghỉ hoạt động từ 12 tháng trở lên;
+ Sau khi sửa chữa, nâng cấp, cải tạo có ảnh hưởng tới tình trạng kỹ thuật an toàn của nồi hơi và nồi đun nước nóng;
+ Sau khi thay đổi vị trí lắp đặt;
+ Khi có yêu cầu của cơ sở hoặc cơ quan có thẩm quyền.