Kiểm tra chất lượng Ván gỗ Công nghiệp

KIỂM TRA CHẤT LƯỢNG HÀNG VÁN GỖ NHÂN TẠO NHẬP KHẨU

TCVN 7753:2007, Ván sợi - Ván MDF

Ván gỗ nhân tạo : bao gồm Ván sợi và Ván dăm ,Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình

 hay còn gọi là ván công nghiệp tên quốc tế là Wood – Based Panel. Là 1 thuật ngữ dùng trong ngành đồ gỗ (Wood Industry). Là loại gỗ sử dụng keo hay hóa chất kết hợp với gỗ vụn để làm ra tấm gỗ. Gọi là “ván công nghiệp” mục đích là để phân biệt nó với “gỗ tự nhiên” – loại gỗ được khai thác từ cây thân gỗ. Ván nhân tạo đa số được làm từ các nguyên liệu thừa, nguyên liệu tận dụng, tái sinh hoặc ngọn cành của cây gỗ tự nhiên.

Ván sợi : Là loại ván được ép thành tấm từ bột nghiền, ván thông dụng được sản xuất với các loại sau: siêu cứng, nửa cứng, mềm, nửa mềm…

Mã HS Code nhập khẩu của Ván sợi :

4411.1200

4411.1300

4411.1400

4411 9200

4411.9300

4411.9400

Ván dăm :

Ván dăm hay ván Okal (tên quốc tế: Particle Board (PB)) là gỗ nhân tạo được sản xuất từ nguyên liệu gỗ rừng trồng (bạch đàn, keo, cao su...), có độ bền cao lý tưởng, kích thước bề mặt rộng, phong phú về chủng loại. Mặt ván được dán phủ bằng những loại vật liệu trang trí khác nhau: melamine, veneer (gỗ lạng)...

Ván dăm chủ yếu được sử dụng để chế tác đồ mộc gia đình, công sở, trang trí nội thất.

Mã HS code nhập khẩu :

Ván ghép từ thanh dày và ván ghép từ thanh trung bình :

hay Gỗ ghép thanh (Finger joint) là một sản phẩm ván gỗ công nghiệp được sản xuất bằng cách ghép các thanh gỗ tự nhiên có kích thước nhỏ lại với nhau nhờ các khớp nối có sử dụng chất kết dính và được ép dưới nhiệt độ và áp suất nhất định để tạo thành những tấm ván có kích thước lớn hơn.

Thông thường, gỗ ghép thanh được sản xuất từ gỗ cao su, gỗ thông, gỗ keo, gỗ tràm,… hoặc các loại gỗ phi tiêu chuẩn như bìa bắp từ các phân xưởng lẻ, gỗ có đường kính nhỏ và một số loại gỗ tận dụng khác không thể dùng để đóng đồ nội thất thành phẩm.

Các chất kết dính và phụ liệu chủ yếu để sản xuất gỗ ghép thanh bao gồm keo Urea Formaldehyde (keo UF); keo Phenol Formaldehyde (keo PF); keo Polyvinyl Acetate (keo PVAc).

HS code nhập khẩu : 4418.99.00

Các tổ chức, cá nhân sản xuất, nhập khẩu, kinh doanh, sử dụng sản phẩm, hàng hóa vật liệu xây dựng nói trên Khi lưu thông trên thị trường, đối với sản phẩm, hàng hóa sản xuất trong nước phải có giấy chứng nhận hợp quy và thông báo tiếp nhận hồ sơ công bố hợp quy của cơ quan kiểm tra tại địa phương; đối với hàng hóa nhập khẩu phải có Giấy chứng nhận hợp quy.

 Thủ tục đăng ký kiểm tra chất lượng hàng Ván gỗ nhân tạo như sau :

Đối với hàng Sản xuất trong nước :

Đối với lô hàng Nhập khẩu :

Bước 1: Cần chuẩn bị hồ sơ đăng ký kiểm tra nhà nước tại sở xây dựng nơi hàng hóa nhập khẩu – Nơi doanh nghiệp mở tờ khai hải quan (nếu mở tờ khai Hải quan Tp Hồ Chí Minh sẽ đăng ký KTCL tại sở xây dựng Tp Hồ Chí Minh). Bộ hồ sơ gồm:

  • Form đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước về chất lượng hàng hóa nhập khẩu : 02 bản

(Mẫu số 01-Nghị định số 74/2018ND-CP) 

 Hợp đồng mua bán ngoại thương: 01 bản

  • Invoice: 01 bản
  • Packing list: 01 bản
  • Bill of lading: 01 bản
  • C/O (nếu có Không bắt buộc): 01 bản
  • C/Q (nếu có Không bắt buộc): 01 bản
  • ISO (nếu có Không bắt buộc): 01 bản
  • Giấy giới thiệu Công ty: 01 bản gốc.
  • Giấy phép kinh doanh của doanh nghiệp: 01 bản
  • Giấy ủy quyền: 01 bản (Nếu người ký chứng từ không phải giám đốc doanh nghiệp)

Tất cả hồ sơ đều được ký + đóng dấu tên, chức danh + dấu công ty vào trang đầu của chứng từ. Chứng từ nào nhiều trang thì đóng dấu giáp lai. In hồ sơ 02 mặt vào 01 tờ

Sau thời gian 2 -3 ngày làm việc kể từ lúc nộp đăng ký, Sở xây dựng nơi đăng ký sẽ trả 01 bản đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước có ký đóng dấu xác nhận và cấp số đăng ký cho lô hàng.

Bước 2: Đồng thời với việc đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước tại Sở xây dựng, doanh nghiệp đăng ký chứng nhận hợp quy tại tổ chức chứng nhận hợp quy được cấp phép.

Bộ hồ sơ đăng ký hợp quy bao gồm các chứng từ của lô hàng nhập khẩu như Bước 1. Thay form đăng ký kiểm tra nhà nước của sở xây dựng bằng form đăng ký của tổ chức chứng nhận.

Note: B1+B2 có thể tiến hành trước khi lô hàng vận chuyển về cảng nhập khẩu.

Bước 3: Doanh nghiệp tiến hành làm thủ tục hải quan

  • Căn cứ vào mã đăng ký kiểm tra chất lượng nhà nước mà sở xây dựng cung cấp để điền thông tin truyền tờ khai.
  • Dùng bản đăng ký có xác nhận của sở xây dựng để làm thủ tục hải quan.
  • Nộp thuế cho lô hàng.
  • Vì kiểm tra nhà nước mặt hàng vật liệu xây dựng theo QCVN 16-2023-BXD sẽ kiểm tra sau thông quan. Nên khi nộp bản đăng ký kiểm tra nhà nước có xác nhận của sở xây dựng cho Hải quan là doanh nghiệp có thể làm thủ tục THÔNG QUAN tờ khai, đưa hàng về kho. Lúc đó Sở xây dựng sẽ là cơ quan có trách nhiệm quản lý lô hàng cho đến khi có kết quả kiểm tra chất lượng.

.

Bước 4: Sau khi hàng về kho. Đơn vị chứng nhận tiến hành lấy mẫu và đánh giá chất lượng lô hàng (3-5) ngày

  • Nếu lô hàng có kết quả đánh giá đạt, phù hợp theo QCVN 16-2023-BXD quy định, đơn vị chứng nhận cấp quyết định cấp giấy chứng nhận hợp quy cho lô hàng.

Bước 5: Doanh nghiệp mang kết quả chứng nhận hợp quy và hồ sơ bổ sung để trả kết quả kiểm tra nhà nước tại sở xây dựng nơi đăng ký. (2-3) ngày

  • Sở xây dựng căn cứ vào hồ sơ bổ sung và kết quả chứng nhận hợp quy để ra thông báo kết quả kiểm tra nhà nước đạt yêu cầu nhập khẩu.

Bước 6: Lô hàng sau khi có thông báo về kết quả kiểm tra nhà nước của sở xây dựng sẽ chính thức được đưa vào thị trường Việt Nam sử dụng.

Qúy khách hàng còn thắc mắc về thủ tục hãy nhấc máy gọi cho mình để được hỗ trợ mọi thủ tục nhé

: 0981068131

Email : dichvuchungnhansg@gmail.com

 

 

 

Chia sẻ: