Nhập khẩu dây chuyền máy móc có thể phải làm giám định đồng bộ.
Trình tự thực hiện :
- Tên người khai hải quan : Ghi tên Công ty nhập khẩu
- Nhập khẩu hàng hóa là máy liên hợp/tổ hợp máy : Ghi tên dây chuyền máy thiết bị sản xuất ...
- Mã số theo Danh mục hàng hóa XK, NK Việt Nam : Ghi 8 số mã HS của máy chính (bất cứ dây chuyền sản xuất nào cũng có thể chỉ ra được máy chính, bộ phận chính, cụm máy chính hay hệ thống máy chính, từ đó xác định được mã HS của máy chính đó)
- Thời gian dự kiến nhập khẩu : Ghi ngày dự kiến nhập từ ngày ... đến … nếu nhập 1 lần thì mở ngoặc "nhập 1 lần" nhiều lần thì ghi cụ thể số lần nhập.
- Địa điểm lắp đặt hàng hóa nhập khẩu : Ghi địa chỉ lắp đặt
- Đăng ký tại cơ quan hải quan : Ghi nơi Chi cục Hải quan mở tờ khai.
- Phần ghi danh sách tên hàng hoá : Tách ra từng phần cụm công đoạn hay hệ thống máy, ghi tên những máy thiết bị thuộc các bộ phận, hộ thống máy tương ứng,... lưu ý chỉ những máy trong chương 84, 85 và 90, tuyệt đối không tách phụ tùng kiện ra mục riếng, nếu có mà không biết chính xác thì gán nó là phụ kiện của máy nào đó
- Phần ghi giá : Nếu không có giá chi tiết thì cứ điền vào hợp lý là được.
- Bản thuyết minh kỹ thuật, nội dung bên trong mô tả các máy móc đã đăng ký danh mục máy móc thiết bị theo mẫu số 01/ĐKDMTB/2015, kèm theo hình ảnh và các thông số chi tiết đi kèm.
- Bản vẽ kỹ thuật hoặc sơ đồ công nghê.
Theo Mục 3 Thủ tục thực hiện đối với người khai hải quan Điều 7 thông tư 14/2015/TT-BTC, đăng ký danh mục theo phương thức điện tử. Vậy theo phương thức điện từ như thế nào?
Phương thức điện tử là truyền đính kèm với tờ khai hải quan qua phần mềm ECUS của Công ty Thái Sơn (thaison.vn), cách thức hiện như sau :
B1: Scan bản gốc các chứng từ chuận bị như nêu ở mục 1 đến mục 3 và invoice bản gốc. Scan thành file pdf
B2: Mở phần mềm ECUS để khai báo hải quan như bình thường, phần tên hàng thay vì khai bao chi tiết máy chỉ khai báo tên tổ hợp máy hoặc tên dây chuyền sản xuất, mã hàng hoá thì dùng mã đã đắng ký, sau đó lưu lại và vào phần NGHIỆP VỤ KHÁC/Đăng ký file đính kèm (HYS)/Phân loại thủ tục khai báo - A03/Phần ghi chú : Liệt kê những gì đính kèm --> truyền để lấy số đính kèm. Trong tab THÔNG TIN CHUNG 2 phần thông tin đính kèm chọn phân loại là ALL và chọn lấy số vừa truyền. Kiểm tra lần nữa ok thì truyền chính thức như truyền tờ khai bình thường.
B3: Đối với hàng là dây chuyền đồng bộ thì phải được cấp phó chi cục trở lên duyệt thì mới được tiếp nhận tờ khai, bước này nếu có cán bộ kỹ thuật của doanh nghiệp giải thích thì tốt nhất, nếu không thì cũng không đơn giản phải chỉnh đi chỉnh lại không thì bác bỏ. Nếu ok thì mọi việc trở lên binh thường như những hàng hoá khác.
Mặt hàng dây chuyền sản xuất và máy móc mới 100% nếu không thuộc danh mục hàng hóa quản lý chuyên ngành hay xin giấy phép thì doanh nghiệp làm thủ tục nhập khẩu bình thường.
Về máy móc cũ (trừ hàng nhóm 2) thuộc quản lý của Quyết định số 18/2019/QĐ-TTg của Thủ tướng Chính phủ : thì các bạn đọc bài này.http://tuvankiemdinhvalaco.com/blogs/tin-tuc/quyet-dinh-18-ve-nhap-khau-may-moc-cu
Nếu đã tiến hành làm thủ tục giám định đồng bộ (nếu có), hồ sơ hải quan nhập khẩu theo khoản 5 điều 1 thông tư 39/2018/TT-BTC (sửa đổi điều 16 thông tư 38/2015/TT-BTC).
Bộ hồ sơ cơ bản gồm:
– Tờ khai hải quan nhập khẩu
– Commercial Invoice (hóa đơn thương mại)
– Bill of Lading
– C/O nếu có
– GDK Giám định đồng bộ ( CT Giám định đồng bộ )
– Các chứng từ khác (danh mục, phiếu trừ lùi…)
Nếu doanh nghiệp có vướng mắc khi làm thủ tục nhập khẩu dây chuyền sản xuất, thiết bị và máy móc xin liên hệ với chúng tôi sớm nhất để được tư vấn.
Chuyên viên tư vấn : 0981068131
Email : tuvankiemdinhvalaco@gmail.com
Hi vọng được hợp tác cùng Quý khách hàng.